2013 ~ Trang tin tức giảm cân thể thao làm đẹp hàng ngày

test

test

Phương pháp giảm cân an toàn hiệu quả

Có nên chạy đua trong cuộc chiến giảm cân để tranh ngôi vị nhanh nhất hay chiến đấu xem ai khỏe nhất khi “cán đích”? Đây là câu hỏi mà bạn sẽ tự đưa ra câu trả lời hợp lý và đúng đắn nhất.

Chế độ dinh dưỡng cho người muốn giảm cân

Dù đang theo đuổi chế độ giảm cân nghiêm ngặt nhưng bạn cũng cần lưu ý đến dinh dưỡng nạp vào cơ thể để đảm bảo sức khỏe.

Top 10 phong cảnh thiên nhiên mê hồn trên thế giới

Núi lửa Dallol (Ethiopia), sông Caño Cristales (Colombia) hay công viên núi White (Mỹ) ... luôn tạo được ấn tượng cho du khách vì những mảng màu tự nhiên vừa kỳ lạ vừa rực rỡ.

Trẻ bị bệnh lao thường có nguồn lao từ người thân

Trẻ bị bệnh lao thường có nguồn lao từ người thân (trong các gia đình nghèo, điều kiện sống chật chội và ở những trẻ bị suy dinh dưỡng hệ thống miễn dịch suy giảm) chiếm đến 70% và chủ yếu lây qua đường hô hấp. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị lây bệnh ở trường học, ngoài cộng đồng.

Nguy cơ từ nhiễm trở thành bệnh là 10%, thường từ 5-15% trong 10 năm sau khi bị nhiễm lao. Nguy cơ này tùy thuộc nhiều yếu tố như tuổi khi nhiễm lao, tình trạng dinh dưỡng của trẻ, tình trạng vi khuẩn lao của nguồn lây tiếp xúc, thời gian và cường độ tiếp xúc nhiều hay ít.

Thường gặp các thể lao sau ở trẻ em: Lao sơ nhiễm hay lao khởi đầu; Lao cấp tính như lao màng não và lao kê; Lao hô hấp sau sơ nhiễm lao phổi và lao màng phổi; Lao ngoài phổi khác.

Lao sơ nhiễm

    Có thể xảy ra từ 0-14 tuổi, nhưng thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và không có chủng BCG. Biến chứng tại chỗ và ở xa càng nặng nếu trẻ càng nhỏ.
    Sơ nhiễm lao thông thường không có triệu chứng hoặc có triệu chứng cảm cúm thoáng qua hay nóng sốt mệt mỏi, chán ăn hoặc ít khi có triệu chứng giống như thương hàn, sốt cao, mệt mỏi nhưng không rối loạn tiêu hóa. Có trường hợp có biểu hiện ở niêm mạc và ngoài da như: hồng ban nốt nổi 2-3 đợt hay viêm kết giác mạc. Triệu chứng của lao sơ nhiễm rất mơ hồ, giống như biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp nên khó chẩn đoán, dễ bị bỏ sót.
    Trẻ có thể tự khỏi, nếu lao sơ nhiễm tiến triển nhẹ và sức đề kháng của trẻ cao.

Lao cấp tính

Lao màng não, lao kê cấp tính là 2 biến chứng nặng và sớm của sơ nhiễm lao dễ đưa đến tử vong nếu không được chẩn đoán, điều trị sớm. Vi khuẩn lan truyền theo đường máu từ tổn thương ban đầu, xảy ra ở các lứa tuổi, nhưng nhiều nhất ở trẻ nhỏ không tiêm vaccin BCG, dưới 2 tuổi, 5-10% ở trẻ nhỏ và trẻ càng lớn thì tần suất càng ít.

Lao đường hô hấp sau sơ nhiễm ở trẻ nhỏ, bao gồm:

    Lao màng phổi (hiếm gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, thường xảy ra ở trẻ lớn, 6 tháng sau sơ nhiễm lao), với triệu chứng mệt, sút cân, ho, đau tức ngực, Xquang phổi cho thấy tràn dịch;
    Lao phổi, với triệu chứng sốt nhẹ về chiều, mệt, chán ăn, sút cân, tức ngực, ho có đờm hay có máu.

Lao ngoài phổi: thường gặp lao hạch ngoại vi, lao xương khớp, lao màng bụng và lao niệu, sinh dục.

Về lao kháng thuốc ở trẻ, hiện chưa xác định là có hay chưa, nhưng tình trạng một số trẻ ở các vùng sâu, vùng xa không tuân theo cách chữa trị lao bài bản nên đã xảy ra vi khuẩn lao kháng thuốc với chính bản thân trẻ đó. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hiện nay là do đại dịch HIV/AIDS ngày càng gia tăng sẽ tạo điều kiện để lao kháng thuốc phát triển.

Việc chẩn đoán bệnh lao ở trẻ em rất khó vì triệu chứng lâm sàng thường mờ nhạt nên dễ bị nhầm với các bệnh lý khác, trong khi lứa tuổi thường bị lao lại dưới 5 tuổi “chưa biết nói, không biết khạc đờm”.

Bệnh lao trẻ em có thể chữa lành được với hóa trị lao ngắn ngày, kể cả các thể nặng nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng nguyên tắc (uống thuốc đúng, đủ, đều và không được bỏ sót).

Để phòng bệnh, sau khi sinh 3 ngày trẻ phải được tiêm vaccin BCG phòng lao. Khoảng 1 tháng sau, nếu không thấy sẹo BCG ở cơ delta thì phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thử phản ứng IDRR. Trường hợp kết quả thử là âm tính thì cần cho trẻ tiêm lại vaccin phòng lao.

Trẻ em được tiêm phòng lao bằng vaccin BCG có thể tránh được các thể lao nặng như lao kê, lao màng não. Nhưng dù đã tiêm phòng lao, ở thời kỳ chưa có miễn dịch không nên để trẻ tiếp xúc với nguồn lây. Và đã có miễn dịch rồi cũng hết sức hạn chế không để trẻ cùng sống hay tiếp xúc với người ho khạc ra vi trùng lao, đồng thời tránh các bệnh truyền nhiễm khác làm suy sụp miễn dịch lao. Ngoài tiêm BCG, trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccin phòng bệnh và có chế độ nuôi dưỡng thích hợp với từng lứa tuổi.

Các bậc cha mẹ cần tránh để trẻ bị suy dinh dưỡng và nếu trong gia đình có người bị lao thì phải cách ly trẻ khỏi nguồn lây.

Bạn nên đưa bé đi khám để có chẩn đoán và điều trị chính xác!

Nguồn: http://kenhsuckhoe.vn/benh-phoi-ho-hap/dieu-tri-benh-lao-o-tre-em/

Những tuyệt chiêu làm món cá lóc kho tộ cực thơm ngon

Những tuyệt chiêu làm món cá lóc kho tộ cực thơm ngon, chắc hẳn các bạn đã thưởng thức qua món cá lóc này rồi, cá lóc kho tộ mà ăn với chén cơm trắng nóng hổi thì còn gì bằng nữa. Xem ngay cách chế biến của nó nhé!

Ảnh: Món Cá lóc kho tộ cùng nước mắm Phú Quốc

Nguyên liệu cá lóc kho tộ cực:
    •    Cá lóc: 1 con khoảng 500g - 700g
    •    Thịt ba rọi: 150g - 200g
    •    Hành lá
    •    Ớt chỉ thiên: 5 trái.
    •    Ớt ngọt màu đỏ, màu xanh: mỗi thứ 1 quả.
    •    Giềng: 1 nhánh to.
    •    Gừng: 1 nhánh.
    •    Gia vị: Hạt nêm, nước mắm phú quốc, bột ngọt, đường, tiêu, nước hàng.
    •    Rau mùi.

Sơ chế nguyên liệu:
    •    Gừng tươi: Làm sạch, gọt vỏ, thái sợi vừa.
    •    Giềng: rửa sạch, gọt vỏ, cắt lát tròn mỏng khoảng 0,5cm.
    •    Cá lóc: làm sạch, rửa qua với nước có pha muối và gừng băm nhỏ để thịt cá sạch, trắng và săn chắc hơn. Sau đó bạn cắt lát cá dày khoảng 2-3 cm và ướp với 1 thìa hạt nêm, 1 thìa nước mắm, ½ thìa bột ngọt, gừng thái sợi và 1 thìa dầu ăn cho gia vị nhanh thấm vào cá.
    •    Thịt ba rọi: làm sạch, thái miếng dài theo thớ thịt.
    •    Ớt trái: Bạn làm sạch, bỏ cuống và để nguyên khi kho sẽ ngon hơn.
    •    Hành lá: Làm sạch, thái mịn.
    •    Rau mùi rửa sạch.
    •    Ớt ngọt rửa sạch, bỏ hạt, bổ cau mỏng.

Thực hiện làm món cá lóc kho tộ
    •    Đun sôi nước có pha nước hàng, hoặc có thể tự chế nước hàng bằng cách đun đường cho tới khi cháy màu nâu đậm thì cho thêm nước vào đun sôi ta được nước màu nâu cánh gián, cho thêm ½ thìa hạt nêm, 1 thìa nước mắm, ½ thìa bột ngọt, ½ thìa tiêu.
    •    Cho 1 thìa dầu ăn vào niêu rồi xếp lần lượt các lát giềng vào đáy niêu, rồi xếp lớp thịt dọi, xếp cá lên trên, cho thêm ớt trái, rồi đổ nước hàng vừa đun vào cá cho ngập mặt cá là được.
    •    Kho cá với lửa nhỏ riu riu khoảng 40-50 phút nước gần cạn thì cho ớt ngọt vào, đun khoảng 4-5 phút nữa.
    •    Tắt bếp, rắc hành lá thái mịn lên trên để hành lá có màu xanh đẹp mắt tạo sự hấp dẫn cho món cá kho nhé.
Cách trình bày cá lóc kho tộ
    •    Xếp giềng xung quanh đĩa, đặt cá vào giữa đĩa, cho các miếng ớt ngọt để lên trên cho đẹp, rưới nhẹ nước kho cá lên, rắc thêm một ít hạt tiêu và để vài cọng rau mùi lên trên để món ăn có sự bắt mắt.
    •    Phần nước kho, bạn có thể trộn thêm với một ít nước sôi, đun sôi lại, cho vào một ít hành lá là bạn đã có chén nước chấm ăn kèm rau luộc rồi đấy.
    •    Với món cá lóc kho tộ này bạn nên ăn kèm với cơm nóng và một bát canh chua nữa nhé. Thật sự là rất tuyệt vời đấy.

Yêu cầu món cá lóc kho tộ thơm ngon hơn
    •    Món cá lóc kho tộ có màu vàng cánh gián đẹp mắt.
    •    Nước kho sền sệt, béo ngậy vừa ăn.
    •    Cá ngấm đều gia vị, vừa ăn, hơi cay cay, thịt thơm ngon, săn chắc.
    •    Miếng giềng vừa vặn ăn thấy bùi bùi.
Với hướng dẫn làm cá lóc kho tộ thơm ngon này sẽ giúp các bạn chế biến món cá kho dễ dàng hơn, đây cũng là sự lựa chọn vô cùng phù hợp cho bữa ăn hàng ngày của gia đình bạn đấy nhé, hương vị đậm đà, thơm ngon đặc trưng của món ăn sẽ có một sức hấp dẫn, lôi cuốn đặc biệt lắm đấy. Chúc bạn chế biến thành công nhé.

Xem thêm: Cách làm món thịt kho tộ ngon / Thịt kho trứng / Cách làm nước mắm ngon

Biên tập: Nước mắm Phú Quốc-Theo-MonAn