Viêm gan B lây qua đường nào. Chế độ ăn cho người bị viêm gan B cần lưu ý. Bất ngờ bạn biết mình bị dính viêm gan B nhưng không biết vì sao. Con đường lây bệnh viêm gan B đều có trong bài này. Xem ngay bài viết và hãy chia sẻ nếu thấy hay nhé
Viêm gan B là một trong những loại bệnh viêm gan do gây ra bởi siêu vi khuẩn viêm gan B. Người bị nhiễm HBV trong sáu tháng đầu được xem là viêm gan B cấp tính. Trong giai đoạn nầy lá gan bị sưng. Trong một số trường hợp may mắn, bệnh không cần chữa cũng hết vì gan có khả năng chống lại siêu vi.
Tuy nhiên, có đến 13% đến 16% những trường hợp nhiễm siêu vi gan B, lá gan vẫn bị sưng mãi; trường hợp nầy gọi là kinh niên hoặc mãn tính. Sau đó siêu vi HBV tiếp tục sanh sôi nẩy nở và tàn phá gan trong nhiều năm sắp tới.
Cách ngừa bệnh viêm gan B
Có một loại siêu vi rất an toàn và hiệu quả, có thể ngừa bệnh viêm gan B. Loại thuốc này được cho dùng theo đợt ba mũi chích ngừa. Các viên chức y tế khuyến cáo nên chích ngừa loại thuốc này cho trẻ sơ sinh khi ra đời, và tất cả những trẻ em và thanh thiếu niên đều nên đi chủng ngừa. Họ cũng khuyến cáo rằng những người lớn dễ có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B do công việc hoặc tiếp xúc với người bạn tình hoặc người nhà đã mắc bệnh đều nên đi chủng ngừa.
Nhờ có chủng ngừa, tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B mãn tính tại Hoa Kỳ đã giảm 78% trong 15 năm qua. Tuy nhiên, bệnh HBV vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong số những người lớn không đi chủng ngừa, số người này chiếm 95% trong số khoảng 51,000 trường hợp mới mắc bệnh HBV trong năm 2005. Chính vì vậy việc người lớn đi chủng ngừa là rất quan trọng.
Ngoài chủng ngừa, chúng ta còn có thể ngừa HBV bằng cách áp dụng các biện pháp sau đây:
– Luôn sinh hoạt tình dục an toàn để tránh trao đổi các chất dịch cơ thể trong khi sinh hoạt tình dục qua đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn.
– Không bao giờ dùng chung bàn chải, dao cạo râu, bông tai hoặc dụng cụ khác có thể đã tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể.
– Băng ngay các vết cắt hoặc vết bầm tím để tránh tiếp xúc với máu.
– Không bao giờ chạm vào máu hoặc chất dịch
NGƯỜI VIÊM GAN B KIÊNG ĂN GÌ?
Kiêng rượu bia
Rượu bia khiến gan phải làm việc nhiều hơn. Vì thế đây là thức uống đầu tiên bạn phải kiêng khi mắc viêm gan B. Nếu gan đồng thời bị phá hủy với viêm gan B và bia rượu thì nguy cơ xơ gan hay ung thư gan chỉ là vấn đề thời gian.
Kiêng ăn đồ cay nóng
Những đồ ăn như gừng, ớt, tiêu…thường nóng và gây kích thích niêm mạc dạ dày, đồng thời ức chế thải độc của gan. Do đó nếu bạn mắc viêm gan B nên hạn chế ăn những thực phẩm này.
Kiêng ăn nội tạng động vật
Nội tạng động vật như lòng lợn, gan heo, tim…chứa rất nhiều cholesterol gây giảm thiểu và ức chế sự bài tiết của mật gây khó khăn trong việc thanh lọc các chất béo, dễ xảy ra tình trạng tích mỡ trong gan
Kiêng ăn những thực phẩm ôi, không an toàn
Thực phẩm ôi thiu, hoặc ẩm mốc dễ gây hại gan. Đặc biệt chất Aflatoxin có trong thực phẩm ẩm mốc có thể gây ung thư gan vì thế người mắc viêm gan B cần hết sức lưu ý.
Không dùng thuốc tây hay thảo dược bừa bãi
Thuốc tây thông thường rất hại gan và thận nếu chưa có chỉ định của bác sĩ mà tự ý sử dụng có thể gây nguy hiểm, đặc biệt đối với những người đã và đang mắc viêm gan B. Do vậy khi dùng bất cứ thuốc gì nên theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Hi vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu được cần phải ăn gì và kiêng gì khi mắc viêm gan B nhé.
Bệnh viêm gan B có lây qua đường nước bọt không?
Bệnh viêm gan B có lây không? Viêm gan B lây như thế nào? Hay căn bệnh này có lây qua đường nước bọt không? Là những câu hỏi rất phổ biến của bệnh nhân cũng như những người sống chung với người mắc căn bệnh này.
Viêm gan B (HBV) là căn bệnh nguy hiểm và ai cũng có thể bị bệnh tấn công. Bởi HBV là một tên "sát thủ thầm lặng" bệnh xâm nhập vào cơ thể người một "lặng lẽ" mà không phát hiện được sớm. Nhiều người có câu hỏi liệu viêm gan B có lây qua đường nước bọt không?
Tiêm vaccine phòng ngừa virus viêm gan B
Nên tiêm vaccine chủng ngừa viêm gan siêu vi B càng sớm càng tốt để giúp bạn phòng tránh bệnh viêm gan B. Vaccine chủng ngừa viêm gan B gồm 3 mũi, được tiêm theo liệu trình 0 - 1- 6 (mũi 2 cách mũi 1 một tháng, mũi 3 cách mũi 1 sáu tháng), tùy theo đối tượng, thời gian tiêm mà liệu trình sẽ có thay đổi.
Với trẻ sơ sinh có mẹ CHƯA bị nhiễm virus viêm gan B cần được tiêm chủng viêm gan B trong vòng 24h sau khi sinh, vẫn theo liệu trình 0 - 1 - 6 như trên (mũi 1 sau khi sinh, mũi 2 khi trẻ 1 tháng tuổi, mũi 3 khi trẻ được 6 tháng tuổi). Với trẻ có mẹ ĐÃ nhiễm virus viêm gan B, khi trẻ vừa chào đời, cần ngay lập tức tiêm huyết thanh chống viêm gan B, sau đó mới kết hợp tiêm vaccine viêm gan B để ngăn ngừa theo liệu trình 0 - 1- 6 . Điều này có thể giúp nâng tỷ lệ ngăn ngừa thành công cho trẻ lên đến 97% trong trường hợp mẹ của trẻ đã bị viêm gan B.
Với thanh thiếu niên và người lớn cần phải xét nghiệm máu để xem mình có bị nhiễm virus viêm gan B chưa và có kháng thể hay không, nếu chưa thì cần tiêm phòng ngay để bảo vệ chính bản thân mình.
Các triệu chứng của bệnh viêm gan B kéo dài bao lâu ?
Viêm gan siêu vi B cấp tính ở người lớn thường sẽ kéo dài vòng 1-3 tháng và hiếm khi xảy ra các vấn đề nghiêm trọng. Nếu các triệu chứng xuất hiện, chúng thường xuất hiện vào khoảng ngày thứ 90 trong một phạm vi rộng hơn là khoảng từ ngày thứ 60 đến 150 ngày sau khi tiếp xúc với virus viêm gan B.
Tuy nhiên, nhiều trường có thể kéo dài từ sáu tháng trở lên và biến chuyển thành viêm gan B mãn tính. Các biểu hiện của bệnh viêm gan B mãn tính cũng giống như những triệu chứng trên, nhưng có xu hướng nhẹ hơn càng làm người bệnh khó phát hiện.