Trang tin tức giảm cân thể thao làm đẹp hàng ngày: Bệnh Gan nhiễm mỡ

test

test

Phương pháp giảm cân an toàn hiệu quả

Có nên chạy đua trong cuộc chiến giảm cân để tranh ngôi vị nhanh nhất hay chiến đấu xem ai khỏe nhất khi “cán đích”? Đây là câu hỏi mà bạn sẽ tự đưa ra câu trả lời hợp lý và đúng đắn nhất.

Chế độ dinh dưỡng cho người muốn giảm cân

Dù đang theo đuổi chế độ giảm cân nghiêm ngặt nhưng bạn cũng cần lưu ý đến dinh dưỡng nạp vào cơ thể để đảm bảo sức khỏe.

Top 10 phong cảnh thiên nhiên mê hồn trên thế giới

Núi lửa Dallol (Ethiopia), sông Caño Cristales (Colombia) hay công viên núi White (Mỹ) ... luôn tạo được ấn tượng cho du khách vì những mảng màu tự nhiên vừa kỳ lạ vừa rực rỡ.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh Gan nhiễm mỡ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh Gan nhiễm mỡ. Hiển thị tất cả bài đăng

Bệnh Gan nhiễm mỡ, viêm gan B và viêm gan C có nguy hiểm không?

Bạn đang quan tâm đến bệnh gan nhiễm mỡ, bệnh viêm gan B, và viêm gan C? Bạn không biết là những bệnh này có gây nguy hiểm gì đến sức khỏe chúng ta hay không. Sau đây là những thông tin các bạn nên tham khảo.


Bệnh Gan nhiễm mỡ có gây nguy hiểm gì không?


Tôi bị bệnh gan nhiễm mỡ, cho tôi hỏi bệnh gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Vì Có người bảo rằng đã bị gan nhiễm mỡ thì sau này sẽ dẫn đến xơ gan và nguy hiểm nhất là bệnh ung thư gan?



Trả lời:

Bệnh Gan nhiễm mỡ chỉ là bệnh nhẹ nếu chỉ bị gan nhiễm mỡ đơn thuần, tế bào gan chưa bị hoại tử và xơ hóa do chất mỡ. Gan nhiễm mỡ thường được phát hiện sớm ở giai đoạn 1 qua khám sức khỏe định kỳ như: siêu âm, xét nghiệm máu… giai đoạn này bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng. Các giai đoạn sau (giai đoạn 2, giai đoạn 3) người bệnh thường thấy mệt mỏi, uể oải, đầy hơi, khó chịu, chán ăn, ngứa ngáy, làm việc lười biếng không tập trung, sức khỏe suy giảm rõ rệt…

Gan nhiễm mỡ là một bệnh lành tính, không nguy hiểm nếu như được phát hiện sớm và có can thiệp kịp thời. Tuy nhiên, đây là một bệnh lý diễn biến âm thầm, cơ thể người bệnh sẽ dần thích nghi với những triệu chứng bệnh lý nên thường bỏ qua, do vậy bệnh sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm, diễn tiến nặng của bệnh gan nhiễm mỡ có thể gây xơ gan, ung thư gan.

Khi bị bệnh gan nhiễm mỡ chúng ta nên làm gì:


- Hãy loại bỏ thói quen dùng nhiều bia, rượu, bỏ thuốc lá
- Duy trì lịch tập thể dục hàng ngày
- Duy trì một chế độ dinh dưỡng nhiều rau quả, sinh tố…Hạn chế thức ăn giàu chất béo như mỡ động vật, nội tạng…
- Khám sức khỏe định kỳ 3 hoặc 6 tháng 1 lần để phát hiện bệnh và điều trị sớm
- Dùng thuốc: hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu cho bệnh gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên vẫn có thể dùng: các thuốc hạ men gan hoặc các thuốc bảo vệ gan để cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ ( Ví dụ hewel chủ động chống độc, bảo vệ gan)


Sau đây chúng ta tìm hiểu về bệnh Viêm gan B

Bệnh viêm gan B nguy hiểm như thế nào tới sức khỏe chúng ta?

Virus viêm gan siêu vi B là một loại virus tấn công lá gan, gây ra bệnh viêm gan. Tổ chức Y tế Thế Giới và các bác sĩ chuyên khoa gan tại Phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã thống kê có khoảng 350 triệu người nhiễm virus viêm gan B và tại Việt Nam có khoảng 20% dân số nhiễm virus viêm gan B.

BỆNH VIÊM GAN B NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO? 

Mỗi năm có trên một vạn người chết do biến chứng của viêm gan B đó là xơ gan giai đoạn nặng hoặc ung thư gan. Sự hiểu biết của người bệnh và cộng đồng về bệnh viêm gan còn khá thấp, nên khi biết mình nhiễm virus viêm gan B nhiều người vẫn còn tỏ ra thờ ơ, không hề lo lắng. Viêm gan nguy hiểm vì hầu như mọi người đều không có triệu chứng gì đặc biệt khi mắc căn bệnh này. Chỉ khi đi khám sức khỏe, được các bác sĩ xét nghiệm mới phát hiện ra bệnh, nhưng thường lúc này bệnh đã trở nên nặng và nhiều biến chứng nguy hiểm. Lúc này việc điều tri gặp nhiều khó khăn.

Các biến chứng bệnh viêm gan B có thể gặp phải

Xơ gan:

Viêm gan B mạn tính có thể diễn tiến thành xơ gan (sẹo hóa nhiều hay xơ hóa). Sẹo trong gan có thể làm suy giảm chức năng gan. Người bệnh có thể có dấu hiệu yếu người, mệt mỏi, dễ bị nhiễm khuẩn. Nhiều trường hợp không có các triệu chứng lâm sàng. Vì không có biểu hiện rõ rệt nên người bệnh chủ quan, không đi khám và điều trị sớm làm cho bệnh càng có cơ hội bùng phát mạnh ở giai đoạn tiếp theo.

Diễn tiến của xơ gan là từ xơ gan cấp tính phát triển thành giai đoạn cuối của xơ gan hay suy gan mạn tính. Biểu hiện rõ rệt nhất là suy gan và tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Tình trạng xơ hóa làm chức năng gan suy giảm, dẫn đến mệt mỏi, chán ăn, gầy sút, rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, sợ mỡ, rối loạn đại tiện. Phù là một triệu chứng nổi bật của bệnh nhân xơ gan. Lúc đầu là phù hai chi dưới, về sau gan suy nhiều có thể bị phù toàn thân. Áp lực tĩnh mạch cửa tăng làm cho bệnh nhân bị cổ trướng, bụng trương phình. Khi đã có những biểu hiện của giai đoạn muộn thì gan không còn cơ hội phục hồi nữa. Bệnh nhân có thể tử vong vì những biến chứng như: nhiễm khuẩn, chảy máu tiêu hóa và hôn mê gan.




Viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan

Ung thư gan:

Những người bị nhiễm viêm gan B mạn tính có nguy cơ ung thư gan cao. Có khoảng 60-80% bệnh nhân ung thư gan có tiền sử viêm gan B. Virus viêm gan làm cơ quan này suy yếu, xơ hóa và dẫn đến hình thành các tổ chức tế bào ác tính.Triệu chứng thường gặp nhất của ung thư gan là đau bụng và phù, cường lách, sụt cân và sốt. Ngoài ra, khối u gan có thể sản xuất và giải phóng những chất làm tăng hồng cầu, giảm đường máu và tăng canxi trong máu. Ung thư gan là bệnh trầm trọng, diễn biến nhanh, điều trị khó khăn, trong khi đó phần lớn bệnh nhân ung thư gan được phát hiện thường ở giai đoạn muộn.

Bệnh nhân  ung thư gan có thời gian sống trung bình từ khi phát hiện là khoảng 6 tháng, chỉ có khoảng 1 % người ung thư gan có nguy cơ sống sót sau 5 năm. Nếu được phát hiện sớm, khối u còn nhỏ, bệnh được khống chế kịp thời, bệnh nhân có thể sống lâu hơn. Nếu chẩn đoán quá muộn khi ung thư đã bước vào giai đoạn cuối thì thường bệnh nhân chỉ có thể sống thêm 3-6 tháng nữa.

Tìm hiểu về bệnh Viêm gan C


Virut viêm gan C - Kẻ giết người thầm lặng


Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm do Hepatitis C virus (HCV) gây nên, là một bệnh thầm lặng nhưng để lại những hậu quả rất nặng nề, tuy vậy, bệnh viêm gan C còn ít được quan tâm. Hàng năm trên thế giới có khoảng 3% dân số mắc bệnh viêm gan C và có khoảng 170 triệu người lành mang virut viêm gan C.

Triệu chứng dễ bị bỏ qua


Viêm gan C là một bệnh lây truyền từ người mang HCV sang cho người lành theo 3 con đường: đường máu, đường tình dục và mẹ truyền cho con qua nhau thai khi sinh. Tuy vậy, nguy cơ lây nhiễm theo đường tình dục hiếm hơn bệnh viêm gan B. Hiện tượng mẹ truyền virut viêm gan C cho con đã có ghi nhận nhưng tỷ lệ cũng thấp. Như vậy, nguy cơ lây nhiễm virut viêm gan C chủ yếu theo đường máu (người nhận máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi C; dùng chung kim tiêm nhiễm siêu vi C; nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh phẩm có chứa HCV, một số nguyên nhân khác như châm cứu, bấm lỗ tai, xăm mình mà các dụng cụ hành nghề không tuyệt đối vô khuẩn). Ngoài ra, có một tỷ lệ khoảng từ 30 - 40% trường hợp bị nhiễm HCV nhưng không rõ nguyên nhân lây nhiễm.

Virut viêm gan C - Kẻ giết người thầm lặng 1
 Khám chẩn đoán cho bệnh nhân viêm gan.
Sau khi HCV vào cơ thể, chúng có thời kỳ ủ bệnh khá dài (khoảng từ 7 - 8 tuần lễ), sau đó là thời kỳ khởi phát. Hầu hết các trường hợp viêm gan C cấp tính ít có triệu chứng đặc biệt, người bệnh thấy mệt mỏi, nhức đầu và có một số triệu chứng giống cảm cúm. Một số trường hợp có biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đau bụng, chán ăn, đau tức vùng hạ sườn phải (vùng gan). Nếu ấn vào kẽ liên sườn 11 - 12 bên phải người bệnh sẽ thấy đau, tức, khó chịu. Lý do là do gan bị viêm, sưng làm cho màng ngoài gan cũng bị căng ra. Kèm theo đau có thể có hiện tượng vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu như nước vối do gan bị viêm làm ảnh hưởng đến đường dẫn mật trong gan làm cho sắc tố mật ứ trệ.

Tuy vậy, triệu chứng đau và vàng da, vàng mắt đôi khi chỉ nhẹ làm cho người bệnh không để ý dễ bỏ qua mặc dù gan vẫn đang trong thời kỳ viêm rất nặng. Thời kỳ bệnh toàn phát này có thể kéo dài khá lâu (khoảng 6 - 8 tuần) rồi bệnh tự khỏi không cần điều trị bất kỳ một loại thuốc gì. Tuy vậy, số người bệnh tự khỏi này chỉ chiếm khoảng 15 - 30% các trường hợp (khác với viêm gan B là 90%). Số còn lại hoặc sẽ trở thành viêm gan C mạn tính hoặc trở thành người lành mang virut viêm gan C (nghĩa là sau khoảng 6 tháng cơ thể không đào thải HCV ra khỏi cơ thể).

Viêm gan C mạn tính chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với viêm gan B (viêm gan C có tỷ lệ khoảng từ 30 - 60%, trong khi đó tỷ lệ này của viêm gan B  chỉ là 10%). Ðặc điểm nổi bật của bệnh viêm gan C mạn tính là sự tiến triển rất thầm lặng qua 10 - 30 năm, vì thế người bệnh thường không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Điều đáng lo ngại nhất là khi bị viêm gan C mạn tính, về sau có thể bị biến chứng xơ gan (khoảng 10 - 20%) hoặc nguy hiểm hơn là ung thư gan (khoảng 5%). Tỷ lệ biến chứng xơ gan, ung thư gan so với viêm gan B cũng cao hơn nhiều. Người lành mang virut viêm gan C thì bản thân người đó ít có ảnh hưởng gì nhưng lại là nguồn truyền mầm bệnh nguy hiểm cho người lành khác. Vì vậy, virut viêm gan C hiện nay vẫn là một hiểm họa lớn cho con người. Nhiều người không có hoặc có ít triệu chứng trong giai đoạn nhiễm HCV cấp tính. Phần lớn người mắc bệnh viêm gan C mạn tính cũng không có triệu chứng gì và vẫn sống gần như bình thường, chỉ khi bị xơ gan hoặc ung thư gan mới thể hiện các triệu chứng. 

Khi nghi bị viêm gan C nên làm gì?


Khi nghi ngờ bị viêm gan, cần đi khám ngay. Đi khám bệnh sẽ được làm các loại xét nghiệm từ cơ bản đến đặc hiệu. Các loại xét nghiệm viêm gan C ở các tuyến cơ sở có thể làm được là xét nghiệm máu với test nhanh HCV, định lượng sắc tố mật trong máu (bilirubin), men gan (SGOT và SGPT), siêu âm gan để đánh giá tình trạng của gan có bị viêm hay không. Ở tuyến trên, ngoài các xét nghiệm cơ bản, các phòng xét nghiệm có đủ điều kiện có thể định lượng acid nhân của virut viêm gan C (ARN) trong máu người nghi ngờ nhiễm virut viêm gan C và các loại xét nghiệm đặc hiệu khác như sinh thiết gan.

Cho đến nay, biện pháp cơ bản điều trị viêm gan do HCV là dùng pegylate interferon (alfa 2a và 2b) là thuốc điều trị chủ yếu nhất cho viêm gan siêu vi C mạn tính. Trong đó interferon alpha là một chất tự nhiên của cơ thể, được sản xuất bởi các tế bào đề kháng khi bị nhiễm virut. Như vậy, khi được dùng để điều trị bệnh viêm gan C, interferon alpha bắt chước đáp ứng tự nhiên của cơ thể chúng ta. Khi kết hợp peginterferon với ribavirin hiệu quả đạt được khoảng 54 - 63%. Tuy nhiên, liều lượng và phương thức điều trị viêm gan C là hoàn toàn do bác sĩ chuyên khoa khám bệnh và chỉ định, bệnh nhân hoặc người nhà người bệnh không được tự mua thuốc để chữa bệnh.

Phòng bệnh viêm gan C thế nào?


Để phòng nhiễm virut viêm gan C do tiếp xúc với máu, phải tuyệt đối vô khuẩn các dụng cụ y tế có liên quan đến người bệnh trong công việc hằng ngày. Việc kiểm tra thật nghiêm ngặt trước khi nhận máu của người hiến máu là hết sức cần thiết.

Trong công tác chuyên môn hàng ngày, người thầy thuốc phải nắm rõ đối tượng mình phục vụ có bị nhiễm virut viêm gan C hay không để đề phòng khi làm các thủ thuật (tiêm, truyền, phẫu thuật, châm hoặc các thủ thuật khác có tiếp xúc với máu). Khi phải dùng bơm kim tiêm để tiêm hoặc truyền, tuyệt đối không dùng chung bơm kim tiêm và phải dùng bơm kim tiêm đã tuyệt đối vô khuẩn. Đối với nam giới, không dùng chung dao cạo râu. Đối với thợ cắt tóc, nếu cạo râu cho khách, cần phải dùng lưỡi dao cạo mới.

Trong quan hệ tình dục, khi đã biết hoặc nghi ngờ đối tượng tiếp xúc có mang virut viêm gan C thì nhất thiết phải dùng bao cao su đảm bảo chất lượng ngay từ đầu (động tác này còn giúp cho việc phòng các bệnh lây qua đường tình dục khác). Khi chúng ta đã biết đường truyền bệnh của virut viêm gan C thì trong cuộc sống hằng ngày không sợ sống chung, không sợ bắt tay, ôm hôn hoặc không sợ ngồi ăn cùng mâm, ngủ cùng giường.

Đối với người bị viêm gan C mạn tính hoặc người lành mang virut viêm gan C, cần được khám bệnh định kỳ theo lời dặn của bác sĩ. Đối với người bị viêm gan C mạn tính, nên kiểm tra  anpha FP trong máu (anpha feto protein) nhằm phát hiện ung thư gan sớm. Đây là một loại protein xuất hiện trong máu người bệnh ung thư gan khi vượt quá chỉ số cho phép.



Nguồn: Tổng hợp

Tags: Bệnh gan có nguy hiểm không, Bệnh viêm gan b có nguy hiểm không, bệnh viêm gan c có nguy hiểm không, Bệnh gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không