Trang tin tức giảm cân thể thao làm đẹp hàng ngày: Thể thao

test

test

Phương pháp giảm cân an toàn hiệu quả

Có nên chạy đua trong cuộc chiến giảm cân để tranh ngôi vị nhanh nhất hay chiến đấu xem ai khỏe nhất khi “cán đích”? Đây là câu hỏi mà bạn sẽ tự đưa ra câu trả lời hợp lý và đúng đắn nhất.

Chế độ dinh dưỡng cho người muốn giảm cân

Dù đang theo đuổi chế độ giảm cân nghiêm ngặt nhưng bạn cũng cần lưu ý đến dinh dưỡng nạp vào cơ thể để đảm bảo sức khỏe.

Top 10 phong cảnh thiên nhiên mê hồn trên thế giới

Núi lửa Dallol (Ethiopia), sông Caño Cristales (Colombia) hay công viên núi White (Mỹ) ... luôn tạo được ấn tượng cho du khách vì những mảng màu tự nhiên vừa kỳ lạ vừa rực rỡ.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thể thao. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thể thao. Hiển thị tất cả bài đăng

Đôi lời về cách ứng xử với thống kê và số liệu trong bóng đá

Đôi lời về cách ứng xử với thống kê và số liệu trong bóng đá

Thống kê và số liệu đang trở thành phần không thể thiếu của thể thao nói chung và bóng đá nói riêng. Không chỉ dừng lại ở các con số thể hiện trên sân, thống kê còn được theo dõi mỗi ngày, mỗi giờ phía sau hậu trường nhằm nâng cao thể trạng, bổ sung dinh dưỡng, thậm chí là tính toán giấc ngủ của vận động viên, cụ thể như trường hợp của Cristiano Ronaldo. Thậm chí, ngay cả một số người bài bác số liệu như mình mới biết gần đây, vẫn phải dùng đến nó để biện hộ quan điểm.



Dẫu vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là dùng số liệu thống kê như thế nào cho đúng, đặc biệt trong bối cảnh hầu như ai cũng có thể tiếp cận một cách phổ biến và miễn phí? Con số chỉ là con số. Hiểu theo hướng nào hay sử dụng ra sao phụ thuộc hoàn toàn vào yếu tố con người. Ở thời điểm hiện tại, dạng phổ biến nhất của số liệu bóng đá chủ yếu được đưa dưới dạng sự thật (fact) thông thường. Những fact như vậy dễ hiểu và dễ tiếp thu bởi phần đông số khán giả, vốn coi bóng đá là môn giải trí đơn thuần. Số liệu lúc này đóng vai trò như món gia vị bổ trợ cho món ăn chính trên sân.
Ngay cả Opta, đơn vị cung cấp số liệu thể thao hàng đầu thế giới hiện tại cũng đi theo hướng tiếp cận này nhằm tăng tầm ảnh hưởng. Hãy nhìn vào các fact ngắn gọn của Opta (phần nào ảnh hưởng bởi giới hạn 140 kí tự trên Twitter), nó thật sự chỉ dừng ở mức độ fact. Không nhận định, không phán xét, không dự đoán. Họ hoàn toàn có thể cung cấp nhiều hơn thế. Không tin hãy truy cập website OptaSportsPro của họ. Thế nhưng, tại sao Opta chỉ dừng lại ở đó? Vì khoảng cách giữa Thể thao thật sự (Real Sport) tới Truyền thông (Media) tới Người đọc (Readers) là rất lớn. Không tồn tại một nội dung chung nhất để thỏa mãn cả 3 đối tượng kể trên, nhất là hai thái cực rất xa nhau là Real Sport và Readers, vốn lại bị kiềm tỏa bởi yếu tố trung gian là Media.
Chính vì thế, ngay bản thân mình trên Page cá nhân này đã phải cố gắng hết khả năng nhằm hòa hợp cả hai thái cực đến Opta cũng tránh xa đó. Có thể một số bạn đã nghe nói đến khái niệm như Bàn thắng kì vọng (Expected Goals – xG) hay thậm chí cao cấp hơn nữa, Fenwick hay PDO, những thông số được ứng dụng từ hockey vào bóng đá. Tuy nhiên, vẫn phải thừa nhận đại đa số người xem và người đọc không biết (và không có nhu cầu) hiểu những thông số có phần premium như thế. Đó là thực tế phải chấp nhận. Từ đó, một người từng tham gia vào giới media viết lách nhiệt tình như mình cũng phải tự đặt bản thân dưới góc độ cân bằng giữa Real Sport và Readers. Như các bạn thấy, mình không đề cập nhiều tới những thông số cao xa, dù chính chúng mới là phương pháp giải đáp rất rất nhiều định kiến ngớ ngẩn trong bóng đá.
Mình chỉ dùng chừng mực và khi cần thiết. Nhưng không dùng tới không đồng nghĩa mình không có luận cứ số liệu bảo vệ luận điểm của mình. Mà để khởi đầu luận điểm này, cần một suy nghĩ hoàn toàn trắng. Tức là sao? Không cố đặt ra câu trả lời trước khi đào bới số liệu. Không tạo ra định kiến để nhận xét thiên lệch về cầu thủ hay đội bóng hay giải đấu. Luôn đặt ra câu hỏi trước khi tìm kiếm. Đôi khi kết quả cuối cùng cho ra không như những gì hình dung ban đầu. Bạn có thể sai, nhưng ít ra nhận định chủ quan ban đầu đã được chứng minh và phủ định. Bảo vệ quan điểm đến cùng cực là điều không sai, nhưng trong quá trình ấy cần thừa nhận những điểm sai để tôn trọng sự thật khách quan. Đó là cách làm việc từ trước đến nay của mình cho những ai chưa biết, sẵn sàng chấp nhận sai để tiến lên.
Trở lại chuyện sử dụng số liệu, Opta hay WhoScored hay Squawka là vài nguồn freemium cung cấp stat, nhưng dùng ra sao lại phụ thuộc hoàn toàn vào nhóm Readers đại chúng, đối tượng mà mình phải khẳng định lại có khoảng cách xa với Real Sport. Không dễ để thấy nhóm Readers thường sử dụng stat nhằm củng cố định kiến từ trước của mình, tức là không có suy nghĩ trắng. Để rồi đến nhiều thời điểm, khi xuất hiện những thông số hay nhận định xuất phát từ thông số đó trái chiều với suy nghĩ vốn có, phản ứng của bộ phận nhóm Readers có chiều hướng hết sức tiêu cực. Tệ hại hơn, việc này lại được dẫn dắt và khích bác bởi giới Media.
Mình viết ra thế này để mong các bạn hãy sử dụng số liệu một cách khôn ngoan với không định kiến. Chẳng hạn mình biết nhiều bạn hâm mộ cuồng nhiệt thần tượng đến mức sẵn sàng chê bai và nhạo báng mọi người khác để tôn đối tượng mình thích lên cao, qua đó gián tiếp thể hiện cái tôi cá nhân. Đó là quyền của các bạn, nhưng nó không phù hợp với cách làm việc của mình hay cách trình bày vấn đề Page mình đang hướng đến.
Có những cầu thủ bị dìm hàng đá không tốt, hay gần gũi hơn, được Media lẫn Readers tâng lên mây sau chuỗi ngắn trận đá hay, mình không làm như thế. Bản thân trong ý niệm của mình, vấn đề phải được nhìn và xét tổng thể, bởi mình viết ra ở đây, miễn phí, không chịu ảnh hưởng của bất kì Readers hay Media nào, tất cả phải trung lập và công tâm nhất có thể. Chính vì cách làm này, mình hiểu sẽ có nhiều bạn không hài lòng, thậm chí ngứa mắt với mình. Nếu đã vậy, mình khuyến nghị các bạn bị bệnh như thế unfollow page cho đỡ bị ám ảnh.
Cầu thủ này chơi tệ hôm nay liệu có tệ trong tương lai? Chiến thuật này hoạt động hiệu quả trận này liệu có tái diễn trong trận tiếp theo? Từ “scorer of great goals” có tiến hóa được trở thành “great goalscorer”, hay vẫn chỉ dậm chân tại chỗ? Mục tiêu của mình là muốn đi tìm câu trả lời và đề ra giải pháp giải quyết, không như Media và Readers, chỉ dừng lại ở việc phán xét và ăn thua cái tôi cá nhân. Con số chỉ là con số, cũng như mọi đồ vật và sự vật khác, tốt hay xấu, tùy vào người dùng.
Ảnh mang tính chất minh họa.

Điều gì đã xảy ra với Lucho's Barca?

Jordi Alba, Gerard Pique, Sergi Roberto, Sergio Busquets, Andres Iniesta và Lionel Messi là những cầu thủ thuộc cùng một hệ tư duy chiến thuật.

Sam Umtiti, Andre Gomes là những cầu thủ thuộc về một hệ tư duy chiến thuật gần giống nhóm cầu thủ trên.
Luis Suarez là dạng cầu thủ độc lập, Neymar cũng vậy, cả hai cầu thủ này có thể thích nghi với bất kỳ hệ tư duy chiến thuật nào.
Tồn tại trong đội hình ra sân thi đấu đêm qua là ba nhóm cầu thủ như vậy, nếu suy rộng ra cả đội một hiện tại thì cũng có trên dưới bốn nhóm cầu thủ, trong đó nhóm cầu thủ thích hợp nhất với chiến thuật của Enrique có thể bao gồm Denis Suarez, Ivan Rakitic, Javier Mascherano, Arda Turan (đều dự bị). Nhưng nhóm này chưa bao giờ là nồng cốt trong sơ đồ của Enrique, nghĩa là ông vẫn có xu hướng xây dựng lối đá của riêng mình, nhưng lại chọn nguyên liệu thích hợp với những lối đá khác.



Lucho có nhìn thấy điều đó không? Có. Và đó chính là lý do các cầu thủ trẻ từ La Masia không có cửa dưới thời của ông. Hệ thống La Masia đào tạo cầu thủ theo một hệ thống chiến thuật dựa trên tư duy duy nhất: Total football (Bóng đá tổng lực). Nếu là người thường xuyên theo dõi các đội trẻ thi đấu bạn sẽ nhận ra sự khác biệt so với đội một bây giờ. Nhưng Lucho không thể gạt những các tên ở đội một vốn dĩ có tầm ảnh hưởng quá lớn qua một bên dù ông phần nào hiểu rằng họ không thể giúp ông xây dựng lối đá của mình. Dù vậy, thật may mắn rằng Enrique còn có MSN, nền tảng cho mọi thành công của CLB trong hai, ba năm qua. Vậy mới nói MSN là một giá trị biệt lập và phi chiến thuật của bóng đá, của Barca.

Nhưng đè nặng lên Barca của Lucho còn có những yếu tố ngoài bóng đá, đó là việc đội bóng luôn chịu áp lực phải thi đấu đẹp mắt như Barca của Pep Guardiola. Ban lãnh đạo chịu sức ép từ các cổ động viên và họ biết rằng ở Barcelona, họ cần cổ động viên hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới này, áp lực được đẩy ngược lại Luis Enrique và đỉnh điểm là mùa hè 2016 vừa qua. Chính vì vậy mới có chuyện đến giờ này HLV người Tây Ban Nha còn chưa đặt bút ký vào một bản hợp đồng mới. Chính sách chuyển nhượng trong mùa hè của ban lãnh đạo cũng phản ánh phần nào tư tưởng của họ (chứ không phải của Enrique): Mang về Denis Suarez (một cựu cầu thủ La Masia), mang về Andre Gomes (một cầu thủ có lối chơi khá giống các tiền vệ trụ của lò La Masia) hay Paco Alcacer (một tiền đạo tương đồng với Pedro Rodriguez trước đây). Nhưng rốt cuộc cái gì đến cũng phải đến, họ còn quá trẻ để có thể thích nghi với hệ tư tưởng chiến thuật không phù hợp như những đàn anh siêu sao.
Denis vẫn thể hiện được những phẩm chất tốt của mình thời còn ở Barca B và các đội bóng khác của Tây Ban Nha, nhưng anh phải chịu gánh nặng phòng ngự nhiều hơn chứ không còn được tự do thoải mái hoạt động ở hai cánh; Andre Gomes trận hay trận dở, nhưng bỗng nhiên lại thích hợp với vai trò tiền vệ trụ thay vì tiền vệ công như thời còn ở Valencia, nguyên nhân chính là lối đá của anh giẫm chân Sergio Busquets và Ivan Rakitic; còn Paco Alcacer thì chưa bao giờ là chính mình vì bị yêu cầu... ra biên. Những con người được mang về với mong muốn đưa Barcelona quay lại phong cách thi đấu cũ, cuối cùng bị ép chơi theo phong cách hiện tại.
Thất bại thứ hai của Enrique là ông không có (hoặc không thể có) cho mình những phương án dự phòng. Nghĩa là, thay vì có từ hai đến ba sự thay thế chất lượng cho mỗi vị trí thì có những vị trí Enrique không có sự thay thế hoặc thay thế bất hợp lý: vị trí hậu vệ cánh phải, vị trí tiền vệ phòng ngự; có những vị trí mà chất lượng cầu thủ thay thế thấp: vị trí tiền vệ cánh, tiền đạo cánh, trung phong cắm. Enrique có 23 cầu thủ mùa này, nhưng có đến 3 thủ môn, Masip không được sử dụng; trong khi chỉ có 3.5 sự lựa chọn cho vị trí trung vệ và 1.5 cho vị trí tiền vệ phòng ngự (Mascherano đá được ở cả hai vị trí này), nghĩa là đội bóng không có phương án thay thế tối ưu cho vị trí CDM mà phải tạm bợ bằng Andre Gomes hoặc Ivan Rakitic. Sự chuẩn bị nhân sự bất hợp lý dẫn đến khó khăn và mạo hiểm khi Enrique xoay tua đội hình - điều rất cần thiết trong bóng đá hiện đại.
Nguồn gốc sâu xa của sự bất hợp lý này có thể bắt nguồn từ hai lý do chính: thứ nhất là Enrique không tận dụng được nguồn cầu thủ từ La Masia như đã nói ở trên, thứ hai là CLB không thực sự "khoẻ" về tài chính như những bản FS công bố để hỗ trợ cho thành tích thể thao. Quỹ lương lớn cùng dự án Espai Barca còn bộn bề khiến mức chi tiêu trên TTCN bị hạn chế, cùng lúc đó giá trị cầu thủ hiện đại "ảo" trông thấy khiến những sự lựa chọn hợp lý càng thêm hạn chế. Nhiều người luôn phàn này rằng sao lại bỏ ra xyz triệu euro để mua cầu thủ này mà không phải là cầu thủ kia, đơn giản vì xyz triệu euro đó không còn quá lớn như xưa nữa.
Bóc tách những thất bại dưới thời Enrique lúc này có lẽ là cách tốt nhất để chúng ta nhìn thất bại này một cách nhẹ nhàng hơn, bởi nó rõ ràng không xuất phát từ sự chênh lệch về đẳng cấp cầu thủ, mà đơn thuần là chuyên môn bóng đá và những vấn đề phi thể thao tồn đọng lâu ngày, đã đến mức tràn ly.


Xem lại tổng hợp trận đấu:

 

_____________________
Tác giả: Minh Thuận